ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

BỔ SUNG QUYỀN PHÂN PHỐI VÀO DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI

Nội dung
Hiển thị tất cả

Bổ sung quyền phân phối vào Doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài là hoạt động điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất hiện nay của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Kể từ ngày 01/01/2009, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để kinh doanh dịch vụ bán buôn, bán lẻ, dịch vụ đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại ngoại trừ một số sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Sau ngày 11/01/2010, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bán buôn, bán lẻ và đại lý hoa hồng tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Tuy nhiên, thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải không thuộc phạm vi cam kết trên của Việt Nam. Sau ngày 11/01/2010, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập chi nhánh để thực hiện dịch vụ nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. 

Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Các tiêu chí chính để kiểm tra là: số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý. 

Mặc dù Biểu Cam Kết đã nêu rõ lộ trình mở cửa lĩnh vực phân phối, trên thực tiễn, quy trình cấp phép đầu tư vẫn yêu cầu phải có sự phê duyệt của Bộ Công Thương cho từng trường hợp cụ thể. Do đó, vẫn còn rào cản để nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận hoàn toàn thị trường phân phối Việt Nam.

Sau ngày 01 tháng 07 năm 2015 các nhà đầu tư tiến hành bổ sung quyền phân phối xuất nhập khẩu vào giấy chứng nhận đầu tư phải tiến hành xin cấp thêm giấy phép hoạt động doanh nghiệp (giống các công ty trong nước) gọi là quy trình tách giấy chứng nhận đầu tư.

I. Lựa chọn hình thức

Thành lập mới hoặc bổ sung lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu và Phân Phối tại Việt Nam:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong phạm vi giấy phép kinh doanh của mình. Phạm vi hoạt động phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, các Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu rõ các điều kiện. Để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và những hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa  cần nghiên cứu rõ các điều kiện cụ thể về vấn đề này.

Theo Thông tư 08/2013/TT-BTP quy định, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trong phạm vi quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, các quy định khác của pháp luật có liên quan và bao gồm những hoạt động sau:

• Xuất khẩu hàng hóa;

• Nhập khẩu hàng hóa;

• Phân phối hàng hóa;

Có hai hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với pháp luật Việt Nam là:

II. Phương thức tiến hành

LHD xin đưa ra các phương án khác nhau để nhà đầu tư có thể lựa chọn và kinh doanh thành công tại Việt Nam

Phương án 1: Thực hiện lập công ty có chức năng thực hiện Quyền nhập khẩu, công ty có chức năng này có thể nhập hàng từ nước ngoài về và bán cho các công ty thương mại tại Việt Nam (Công ty thương mại này được hiểu là Công ty có chức năng phân phối mặt hàng mình nhập về); 

Phương án 2: Thực hiện lập công ty có chức năng thực hiện quyền phân phối. Đối với phương án này, nhà đầu tư có thể lựa chọn việc lập công ty thực hiện phân phối bán buôn hoặc bán lẻ hoặc cả hai quyền nêu trên. Nếu nhà đầu tư lựa chọn thực hiện quyền phân phối bán buôn thì nhà đầu tư sẽ không được lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, nếu nhà đầu tư lựa chọn phương án bán buôn, sẽ có hai phương thức là ” Thành lập cơ sở bán buôn & không thành lập cơ sở bán buôn”

(i) Nếu Thành lập cơ sở bán buôn sẽ được hiểu là doanh nghiệp cần có nơi trưng bày, lưu trữ hàng hóa. Do đó, khi nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ xin cấp phép sẽ phải chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của Kho, nơi thuê Kho có được phép lưu trữ, bán hàng tại đó hay không (cái này tùy thuộc quy hoạch của từng Quận/Huyện, ví dụ thuê Kho trong Khu dân cư thì khó được chấp thuân);

(ii) Nếu không thành lập cơ sở bán buôn thì doanh nghiệp sẽ giải trình theo cách là hàng nhập về đến cảng sẽ chuyển trực tiếp đến kho của bên mua.

Phương án 3: Nhà đầu tư có thể kết hợp hai phương án (1) và (2)

2. Về thủ tục đầu tư.

Nếu nhà đầu tư chỉ đăng ký chức năng nhập khẩu thì chỉ cần áp dụng thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu nhà đầu tư thực hiện chức năng phân phối thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra dự án đầu tư.

3. Về điều kiện đầu tư

Để đăng ký chức năng nhập khẩu và phân phối, Nhà đầu tư phải thỏa mãn các tiêu chí tối thiều sau:

(i) Phải là Pháp nhân;

(ii) Pháp nhân này phải có kinh nghiệm hoạt động thương mại. Chứng minh bằng cách trong GCN ĐKKD/Điều lệ của Pháp nhân có chức năng thương mại, thực tế đã hoạt động thông qua các Hợp đồng, Tờ khai Hải quan, Giấy phép được hoạt động …;

(iii) Vốn Điều lệ của Công ty dự định được thành lập tại Việt Nam phải đủ để thực hiện chức năng nêu trên.

4. Về thời hạn bổ sung quyền phân phối xuất nhập khẩu được tính như sau

Khoảng sáu mươi (60) – (90) ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ; 

Thời gian chia làm hai giai đoạn:

  • Tách giấy 03-05 ngày làm việc
  • Thay đổi giấy chứng nhận đầu tư 60-75 ngày làm việc

5. Dịch vụ pháp lý của  Luật Hồng Đức (LHD law firm) sẽ cung cấp cho nhà đầu tư

(i) Tư vấn pháp luật có liên quan đến thành lập Công ty tại Việt Nam;

(ii) Soạn thảo hồ sơ thành lập

(iii) Nộp và theo dõi tiến độ xử lý của Cơ quan Nhà nước;

(iv) Nhận GCN Đầu tư;

(v) Xin cấp Mã số thuế

(vi) Khắc dấu;

6. Quy trình mới theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư 2014 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2015 như sau

Bước 1: Tách giấy theo quy định mới của Luật Doanh Nghiệp 2014.

Bước 2: Đăng ký bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Bước 3: Khắc dấu

Bước 4: Đăng bố cáo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia

Bước 5: Mẫu 08 thay đổi thông tin tại Cục thuế quản lý doanh nghiệp

Trên đây chỉ là nội dung khái quát về việc bổ sung ngành phân phối, xuất nhập khẩu vào giấy chứng nhận đầu tư, chi tiết về hồ sơ và phí tư vấn xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi.

LHD Law Firm (Luật Hồng Đức ) Top 10 hãng luật chuyên ngành về tư vấn đầu tư tại Việt Nam. 

Bình luận

Bài viết liên quan

THỦ TỤC TÁCH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

THỦ TỤC TÁCH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

THỦ TỤC TÁCH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
BỔ SUNG QUYỀN PHÂN PHỐI VÀO DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI

BỔ SUNG QUYỀN PHÂN PHỐI VÀO DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI

BỔ SUNG QUYỀN PHÂN PHỐI VÀO DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI
THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ TRONG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ TRONG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ TRONG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
ĐIỀU CHỈNH NGÀNH NGHỀ TRONG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH NGÀNH NGHỀ TRONG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH NGÀNH NGHỀ TRONG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
ĐIỀU CHỈNH THAY ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH THAY ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH THAY ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
ĐIỂU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

ĐIỂU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

ĐIỂU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ